single and fabulous

Once upon a time…

Tibet before 2012 !

with 2 comments

Một số tài liệu tham khảo về Tây Tạng

Tây Tạng du ký [1] [2] [3]

Travel to Tibet [có Flight time table in/out Lhasa]

Tibet guide

 

 

 

Written by DIDI

Tháng Ba 26, 2011 at 2:47 chiều

Posted in Uncategorized

Tạp lục – Tibet, mái nhà của thế giới (ST)

leave a comment »

source: http://www.taybacgroup.com.vn/default.aspx?g=posts&t=84

Những ngày chuẩn bị:
Chỉ còn 9 ngày nữa là chúng tôi lên đường tới Tibet, miền đất huyền thoại của núi đồi và thảo nguyên huyền bí, của các lạt ma có tuệ năng siêu phàm, của những đoàn người hành hương với lời linh nguyện OM MANI PADME HUM và mùi hương trầm huyền hoặc dưới những mái tu viện cổ kính, của những đèo Tử thần, đỉnh Kailash (Ngân sơn) thần thánh cao chót vót lưng trời, cùng thung lũng Lhasa xanh tươi và dòng sông Yalung Tsangpo lấp lánh.

Chuyến du hành này là một trong những giấc mơ của tôi trong nhiều năm qua. Một ngày hạ oi ả thời còn là sinh viên (thập kỷ 80), tôi tình cờ tìm được cuốn “Con đường Mây trắng” cũ nát xuất bản từ trước năm 70. Cuốn này thời đó còn là loại “tham khảo nội bộ”. Những trang sách vàng ố nhàu nát đã thổi bùng lên trong tôi hình ảnh về một miền đất kỳ ảo xa xôi, đầy sắc màu kỳ diệu. Giữa trưa hè nóng bức mà cảm thấy run lên với cái lạnh nghiệt ngã của những ngọn đèo tuyết trắng, bốn bức tường ngột ngạt của căn nhà cấp 4 ẩm thấp bỗng bừng sáng lên dưới hình ảnh lung linh của một hồ Nam Tso xanh biếc, của đỉnh Ngân sơn sáng rực tựa trăng rằm.
Cuốn sách không phải là của tôi. Thời đó photocopy còn là một kỳ vật mà chỉ đôi cơ quan công quyền lớn mới có, tôi đành trả lại cho người chủ sau khi đã nghiền ngẫm ngược xuôi vài bận. May thay, chẳng lâu sau tôi lại được cơ hội mượn được thêm cuốn “Đường mây qua xứ Tuyết” và “Hành trình về Phương Đông”, thời đó cũng thuộc loại cấm thư. Quả là những tuyệt tác. Thêm một lần nữa hình ảnh về miền núi tuyết xa xôi lại hiện ra như một linh ảnh thần kỳ, và chiếm một chỗ vững chắc trong tôi như một miền đất của những thánh thần mà rất đỗi thân thuộc. Từ đó, tôi biết chắc chắn rằng có một ngày mình sẽ “chân dận vạn dặm hài, tay quay chuyển luân kinh, miệng nhẩm câu mantra mầu nhiệm” mà tới Lhasa, như một người hành hương.

Rồi tôi ra trường, đi làm, giấc mơ Tibet như bị chìm xuống dưới các lo toan bận rộn của cơm áo gạo tiền. Thế rồi cuối thập kỷ 90, tình cờ gặp lại anh bạn từ hồi đại học, gia nhập vào nhóm lang thang xe máy cùng với anh để rồi lập nên nhóm Tây bắc. Giấc mơ ngày nào lại hiện về mạnh mẽ vào thôi thúc không ngờ. Đã có năm tôi thử tập thiền đặng hiểu thêm đôi chút về những điều Govinđa đã viết. Mưu sự đã lâu, nhưng cơ hội thì phải chờ thôi.
Một ngày cuối đông Ất Dậu, tình cờ tôi đọc lời nhắn của anh bạn hoankiem trên box Du lịch của forum ttvnol (www.ttvnol.com) về một chuyến đi Tibet, dường như tôi biết chắc chắn rằng cơ hội đã đến, và tôi sẽ không thể để nó trôi qua. Đầu xuân, chúng tôi gặp nhau và cũng không ngờ lại có nhiều người quan tâm và đăng kí‎ tham gia đến vậy. Có đến trên 20 người đăng kí hoặc chắc chắn, hoặc dự bị. Theo tính toán của chúng tôi, chuyến đi sẽ qua nhiều chặng rất dài bằng Land Cruiser, và quân số do vậy tối đa chỉ nên là bội số của 4, để tiện xếp chỗ. Sau nhiều lần họp bàn và thống nhất chương trình, đến giờ chót đoàn chốt lại 11 thành viên, trong đó có một nhóm nhỏ 3 người sẽ đi hành trình 9 ngày (Hà nội – Lào Cai – Kunming – Lhasa), một nhóm khác gồm 4 người sẽ đi hành trình 16 ngày (Lhasa – Gyantse – Shigatse – Everest – Kathmandu) , và 4 người còn lại sẽ giành hẳn thêm 3 tuần nữa để đi thêm các địa danh khác của Nepal trước khi sang Ấn độ rồi mới trở về.
Một điều đáng nói nữa là trong đoàn 11 người thì có đến 7 thành viên là nữ. Thế mới thấm cái câu: “ Thân này ví đổi làm trai được”… của bà chúa thơ Nôm.
Với máu lang thang có sẵn, chúng tôi qu‎yết định sẽ không đi theo tour mà sẽ thử sức một phen với Lonely Planet (LP) trên đất Tibet. Cuốn bảo bối này (Edition 2005) được cả đoàn nghiền ngẫm rất kỹ và thực sự là người bạn đồng hành thân thiết của chúng tôi trên toàn bộ chuyến đi. Theo LP, để bay vào Tibet từ Trung quốc, thường dân balô sẽ đi qua đường Qinhai (Thanh hải), Chengdu (Thành đô , hoặc Zongdian (Shang rila). Đi từ Việtnam thì Qinhai quá xa, không nên chọn. Để có thể tiết kiệm được ngay chặng đầu tiên, chúng tôi chọn cách đi tàu đêm từ Hà nội lên Lào cai, rồi sáng hôm sau bắt xe bus từ Hekou (Hà khẩu) đi Kunming (Côn minh). Xe sẽ đến Kunming vào chiều tối hôm đó. Sáng hôm sau sẽ bay từ Kunming hoặc qua Zongdian, hoặc Chengdu rồi bay tiếp vào Lhasa.

Về visa, để vào đến Tibet, dân du lịch sẽ phải làm hai giai đoạn thủ tục. Trước hết là xin visa thông thường tại ĐSQ Trung quốc (mất 4 ngày và US$30). Sau đó, bạn sẽ bắt buộc phải thông qua một tour agent tại Kunming, Chengdu hoặc Qinhai để làm thủ tục xin một giấy thông hành vào Tibet (gọi là TTB permit – Tibet Travel Bureau permit). Có được cái giấy đó mới có thể mua được vé máy bay vào Lhasa.
Thông thường, các tour agent sẽ chào cho bạn một giá trọn gói cho cả permit và vé máy bay, với giá khoảng 2600 – 2700 tệ. Chúng tôi chọn tour agent là văn phòng Mr.Chen :
MR.CHEN’s OFFICE
TIBET TOUR BY AIR OR OVERLAND,

No. 3 Bldg, Room 3115 of Camelia Hotel, Kunming, Tel / fax : 0871-3188114
Ms.Elena Wang, Email : batrichina@hotmail.com
Mr.Chen qijia_chen@yahoo.com.cn

Văn phòng này đặt ngay tại khách sạn Camelia tại Kunming, khá nổi tiếng trong giới backpacker. Chen là một tay chủ trẻ, khá năng động và biết điều. Mức giá ban đầu do cô nhân viên Elena Wang phát ra là 2750 tệ, tuy nhiên cuối cùng khi chúng tôi liên hệ thẳng với Chen, y đồng í với mức 2650 tệ. Vậy là hợp đồng vé và permit đã được kí bằng email.
Nhớ rằng nếu không muốn mất thêm một ngày chờ đợi ở Kunming, bạn nên email luôn cho Chen một bản scan của hộ chiếu, visa Trung quốc của bạn, để y in ra và nộp cho nhà chức trách để có được chiếc giấy thông hành TTB nổi tiếng đó. Sau khi giao cho bạn vé máy bay và TTB permit, trách nhiệm của tour agent đã hoàn tất, và chương trình sau khi đến Lhasa là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, tùy thích.
Mặc dù có thể chuyển tiền đặt cọc bằng Western Union, nhưng để cho chắc chắn, anh bạn hoankiem cùng ba thành viên khác của nhóm 38 ngày đã xuất phát sớm một ngày để đến Kunming lấy vé và permit. Với chúng tôi, các thành viên còn lại, việc duy nhất còn phải làm là đóng đồ, thu xếp công việc và lên đường.
Riêng với nhóm 16 ngày, chúng tôi cần đặt vé về từ Nepal. Có nhiều đường bay, tuy nhiên tôi chọn cách bay bằng Royal Nepal Airlines về Bang kok với mức giá US$250/người (rẻ hơn Thai Airways cỡ US$100), sau đó bay tiếp bằng Air Asia về Hà nội với giá U$54 trong cùng ngày. Với Air Asia, việc đặt vé qua mạng có thể thực hiện rất đơn giản thông qua http://www.airasia.com. Việc đặt vé của Royal Nepal khó khăn hơn, bởi trang web của họ quá nghèo nàn và không hề hỗ trợ hay thậm chí giới thiệu cách đặt vé.
Sau một hồi lục lọi trên mạng, tôi đã đặt được vé thông qua một văn phòng tour (www.nepalexcursion.com) đặt tại Kathmandu, thủ đô của Nepal. Đi kiểu này tiết kiệm thì rõ rồi, nhưng có một rủi ro khá hiện hữu là chuyến bay Kathmandu-Bangkok là một trong những chuyến nổi tiếng về việc thường xuyên bị chậm giờ. Theo lịch trên vé thì chuyến này sẽ xuất phát lúc 8h30, và về đến Bangkok lúc 1h chiều. Tuy nhiên nếu về đến Bang kok sau 5h30 giờ chiều, sẽ gần như chắc chắn lỡ chuyến bay Air Asia lúc 7 giờ, và như thế sẽ có nghĩa là mất trắng U$54 tiền vé, cộng thêm U$54 nữa cho một chiếc vé vào ngày khác (là hôm sau, nếu may mắn), tiến ăn và khách sạn để ở chơi Bangkok một cách bất đắc dĩ cho đến khi mua được chiếc vé mới. Tuy nhiên đi backpack thì đôi khi phải liều thôi. Khoác ba lô là go go go.
Trước ngày lên đường, một việc nữa cũng cần phải làm là đổi tiền ra nhân dân tệ. Nên đổi ngay tại Việtnam, bởi sẽ không có nhiều thời gian để đổi tiền ở Kunming hay Chengdu. Tại Lhasa, việc đổi tiền cũng khá bất tiện, vả lại bạn sẽ muốn giành thời gian ở đó để đi chơi hơn là để đi đổi tiền. Dự tính mỗi người chúng tôi sẽ tiêu hết khoảng 8 ngàn tệ tại Trung quốc và Tibet.
Cũng không nên thiếu một bản hợp đồng bảo hiểm du lịch toàn cầu cho toàn bộ chuyến đi. Nếu bạn có một thẻ tín dụng của ngân hàng ACB, việc phải làm là chỉ cần trả thêm U$9 là sẽ có một hợp đồng như vậy cho cả năm (!). Bằng không, có thể mua theo chuyến 15 ngày hoặc 30 ngày của công ty cổ phần bảo hiểm Viễn đông (VASS/ http://www.viendong-insurance.com) với giá khoảng U$2/ngày, để được bảo hiểm từ tai nạn, y tế cho đến mất cắp và thậm chí là chuyến bay của bạn bị hoãn hoặc hủy.
Visa đã xong, vé tàu đã mua, bảo hiểm cũng đã trả, ba lô đã buộc gọn, tiền đội đã đi từ đêm trước, chúng tôi hồi hộp chờ giờ xuất phát.
21 giờ ngày thứ Sáu, 24/03/2006, dưới cơn mưa lất phất, chúng tôi lên tàu trong sự đưa tiễn ấm áp của anh em bạn bè. Con tàu tốc hành quằn mình trong cơn gió lạnh cuối mùa, lao vút về phía bắc.

Thứ Bảy, ngày 25/03/2006 (Lào cai – He kou – Kunming):
Tàu đến Lào cai vào khoảng 6h30. Ăn sáng xong, chúng tôi ra cửa khẩu làm thủ tục xuất cảnh. Dường như nhóm Tibet mùa xuân là những người khách duy nhất xuất cảnh bằng hộ chiếu và visa. Dân thường và khách tour đều chỉ làm giấy thông hành. Trước khi làm thủ tục, hãy nhớ ghé qua phòng Kiểm dịch y tế biên giới (ở ngay cạnh bàn hải quan) để uống một liều vắc xin tổng hợp màu trắng đục, vị tanh lợ lợ, và được cấp một Phiếu tiêm chủng quốc tế. Thiếu chiếc phiếu này, hải quan phía Trung quốc sẽ dứt khoát không cho bạn vào đất của họ.
Cơ quan xuất nhập cảnh bên Hekou nằm ở phía đầu cầu bên kia. Với visa và phiếu tiêm chủng trong tay, chúng tôi nhanh chóng làm xong thủ tục nhập cảnh và bước vào thị trấn Hekou. Một tay cò xe ngay lập tức bám lấy chúng tôi. Ngạc nhiên là y nói tiếng Anh rất tốt. Bến xe Hekou đi Kunming nằm cách cửa khẩu chỉ hơn trăm mét về phía bên trái. Gọi là gặp cò, nhưng thực tế thì tất cả các việc y làm là dẫn chúng tôi đến quầy vé, và chỉ ra chiếc xe mà chúng tôi sẽ đi. Chúng tôi vẫn trực tiếp mua vé tại quầy của bến xe với đúng giá quy định là 112 tệ. 10 giờ 50 phút, xe xuất phát đi Kunming.
Chiếc xe khá lớn, kiểu xe 45 chỗ cho khách du lịch với khoang hành lí nằm dưới gầm, có hai cửa hai bên để chất và lấy đồ. Ghế có thêm lớp vỏ bọc trắng vải cotton. Máy dầu nhưng chạy rất êm. Lái xe (bên Tàu gọi là sư phụ) trạc 45 tuổi, tóc húi cua. Phụ xe là một tiểu thư tóc dài, người đầy đặn, ăn mặc khá kiểu cách. Cảnh ngón tay màu hồng của nàng lướt trên quyển sổ phụ xe cáu bẩn vàng khè dường như là một sự chắp nối vụng về của số phận. Sau này tôi biết thêm rằng nhà nàng thầu chiếc xe này. Lái xe là một người bà con của gia đình, còn bản thân nàng thì làm phụ xe đã được đôi năm, cứ hôm nay chạy Kunming – He kou thì hôm sau lại He kou –Kunming. Cuộc đời như một tấm vải thưa, với các sợi là từng ngày đan vào nhau thô vụng, đơn giản đến không ngờ.
Chặng đầu của quãng đường Hekou – Kunming chạy dọc theo sông Hồng, bên kia vẫn là đất Việt nam với bờ lau, đường mòn ven sông, đìu hiu và hoang vắng. Trái lại, phía bờ bên Tàu đang là một đại công trường kéo dài mấy trăm cây số. Đó chính là một con đường cao tốc nhiều làn, với các loại cầu vượt khổng lồ dựng lên trên đầu những cột bê tông lớn cỡ dăm sáu người ôm không xuể. Cảm giác bước ra nước ngoài mà vẫn luôn nhìn thấy tổ quốc thật lạ, và kìa, cách Hekou cỡ 30km, ngã ba sông Hồng hiện ra trước mặt, với đồn biên phòng lẫn trong màu xanh cây rừng và chiếc cột mốc biên giới bằng đá hoa cương màu nâu đỏ rực trong nắng trưa. Không khỏi nhớ đến ngày cách đây mấy năm nhóm Tây bắc chúng tôi đã đến bên cột mốc này để thăm nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, và cùng hát với các anh bộ đội biên phòng bài “ Gửi em ở cuối sông Hồng”. Từ đây trở đi, chúng tôi mới hoàn toàn đi sâu vào lãnh thổ Trung quốc.
Sau chặng đường đang xây dựng khá xấu, hai phần ba sau của chặng đường đã trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên các lái xe người Tàu dường như luôn đi đúng tốc độ chỉ dẫn bên đường, cho dù dường như trong cả ngày tôi không nhìn thấy bóng một chú cảnh sát giao thông nào. Và do vậy, không thể trông mong vào việc chạy cướp đường như xe khách ở ta được. Âu cũng là safety first.
Tin nhắn của tiền đội cho biết mọi việc ở Kunming rất tốt đẹp. Giấy phép và vé máy bay vào Tibet đã sẵn sàng. Quả là một tin vui. Bữa tối 7 giờ tối tại một quán cơm bình dân ngay cạnh đường với giá 7 tệ/xuất cơm. Giá tính bằng tệ và chất lượng thì cũng tệ.
10 giờ đêm, chúng tôi đến Kunming. Thành phố về khuya không đủ nhiều đèn để chúng tôi thấy hết tầm cỡ của nó (chủ yếu là để xem nó có được “tráng lệ vào loại nhất thế giới” như Mêkông kí sự đã từng ca ngợi hay không). Cái duy nhất làm tôi ấn tượng chính là một hệ thống cầu vượt trước khi xe vào được khu trung tâm. Hệ thống này chạy xoắn ốc với hàng chục các làn xe đan xen vào nhau, đến nỗi để ra khỏi vòng xoắn ốc này, mỗi xe phải chạy vòng tròn đến ba bốn lần mới đến được đúng làn đường rẽ của mình. Quả là một công trình đáng nể.
Điểm trả khách nằm ngay trên một con phố lớn. Từ đó về khách sạn Camelia chỉ mất 10 phút đi taxi. Tôi bắt đầu vận dụng vốn từ vựng và ngữ pháp tiếng Tàu còm cõi của mình để mặc cả với các lái xe taxi. Họ không thể hiểu cái tên Camelia, cho dù là được đọc từ tờ lịch trình của chúng tôi. Thật may, tôi nhớ ra rằng khách sạn Camelia ở Việt nam còn được gọi là Trà hoa khách sạn, và ngay lập tức các sư phụ taxi hiểu ra chữ Trà hoa qua cái giọng phát âm nửa mùa của tôi. Mất 15 tệ và vài phút sau, chúng tôi đã đến được Camelia, nơi tiền đội đang đợi với một quả dưa hấu cỡ bự đã bổ sẵn, vài chai bia ướp lạnh và một gói thịt bò khô thơm phức.
Camelia (No.96 Dongfeng Dong Road, Tel: 86-871-3163000, Fax: 86-871-3147033) là một khách sạn có nhiều hạng phòng cho nhiều loại khách khác nhau từ sang trọng (vài trăm tệ một đêm) đến loại bình dân. Loại phòng phù hợp nhất với chúng tôi là phòng tập thể (dormitory), có đến 6 chiếc giường tầng cho 12 khách, với giá 25 tệ/khách. Phòng rất sạch sẽ, rộng rãi, bên ngoài có phòng tắm tập thể, bếp nấu ăn với bếp điện từ, toilet công cộng. Văn phòng tour của Mr.Chen cũng đặt ngay trong khách sạn này, thật là nhất cử lưỡng tiện.
Trục trặc đầu tiên đã xảy ra với chiếc ống kính 17-35 của tôi. Có lẽ do va đập, nó không thể lấy nét được nữa, cho dù tự động hay vặn tay. Súyt khóc, vì như vậy có nghĩa là tôi đang bước vào một trong những chuyến đi kỳ thú nhất từ trước tới nay của mình mà sẽ ra về tay trắng không có nổi một chiếc ảnh nào. May thay đã có thể mượn được chiếc ống kính Sigma dự trữ của anh bạn hoankiem, tuy chất lượng của chiếc Sigma này thì không thể so với Canon L của tôi được. Chấp nhận vậy.
Kunming, thủ phủ của Vân nam, dù chưa phải vùng núi nhưng độ cao cũng đã khoảng gần 2 ngàn mét. Tôi ngạc nhiên thấy hình như độ cao đã bắt đầu lên tiếng khi cảm thấy chiếc ba lô trên vai bỗng hình như nặng lên một chút khi leo lên gác. Hay là mình mệt do chặng di chuyển hơi dài? Cuộn câu hỏi này vào trong chăn, tôi đi ngủ ngay để chuẩn bị cho chuyến bay sớm ngày hôm sau.

Chủ nhật, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (Kunming – Chengdu – Lhasa):
Sân bay Kunming chỉ cách Camelia có hơn 10 phút taxi. Đây là một sân bay khá nhỏ, tương đối cũ với lô gic bố trí quầy làm thủ tục hơi lộn xộn và hệ thống chiếu sáng không được tốt. Khung cảnh tranh sáng tranh tối, nhờ nhờ quyến rũ đám khách bay dậy sớm quay lại trạng thái lơ mơ buồn ngủ.

Làm thủ tục xong, tôi mới có thời gian để ngắm kỹ chiếc giấy thông hành TTB. Thực sự là ngắm, bởi trên cả trang giấy hầu như mọi thông tin đều được viết bằng tiếng Tàu, rồi cộp một con dấu. Không có giấy riêng cá nhân, mà toàn đoàn được gộp vào một bản duy nhất. Bản duy nhất này chắc được dùng để lưu văn thư, nên cả Chen (tour agent) lẫn khách chỉ đều có bản copy mà thôi. Tuy nhiên bản copy xem ra chạy ngon như bản gốc, vì trong cả chuyến Tibet chúng tôi không hề gặp bất kỳ trục trặc nào về việc không có bản TTB permit gốc trong tay.
Chuyến bay Kunming – Cheng du chỉ mất có 45 phút bao gồm cả cất cánh và hạ cánh, thành thử tôi có cảm giác có cái gì đó hơi giống với air taxi của Myanma, đã được các bác Mêkông kí sự mô tả. Tại Cheng du, cần làm thủ tục check-in một lần nữa để lấy thẻ lên máy bay cho chặng Chengdu – Lhasa, và cũng tại đây người ta kiểm tra chiếc Giấy thông hành TTB của cả đoàn trước khi vào phòng chờ ra máy bay.

Sân bay Chengdu

Khác hẳn với Kunming, sân bay Cheng du quả là một công trình hiện đại với mái vòm khung chịu lực như một sân vận động trong nhà loại lớn với kính, thép và đèn neon sáng rực. Có đến trên 2 giờ chờ đợi, nhưng chúng tôi không dám chạy vào trung tâm Chengdu, mặc dù chỉ cách sân bay 18km, bởi không chắc lắm về tình hình giao thông trên quãng đường khá đông đúc này. Phòng chờ lớn, khách đi lại nhộn nhịp. Kia rồi, trong đám người xam xám y phục thành thị bỗng ánh lên một sắc nâu đỏ ấm áp, nổi bật trong một dáng người cao lớn, uy nghi. Một vị lạt ma bằng xương bằng thịt hiện ra trước mắt chúng tôi. Đây là lần đầu tiên diện kiến, nên cả đoàn như sững lại để nhìn. Vị này khá trẻ, trông dáng vẻ hiện đại, đeo kính râm, tay đeo đồng hồ điện tử to bản, hao hao giống tài tử Trung quốc Châu Nhuận Phát (Chow Yun-Fat). Bất chợt tôi liên tưởng đến bộ phim “The bullet-proof monk”. Hơi hướng Tibet đã bắt đầu lộ diện, nhưng tướng mạo thì hiện đại vô cùng. Tibet thực có như vậy không? Thật là thấp thỏm.

Diện kiến vị lama đầu tiên, ngay trước mặt một bóng hồng.
Tôi tạt vào một hàng càfe internet của China Unicom. 30 tệ là mức giá fixed để dùng internet (công nghệ truy cập CDMA) đến lúc chán thì thôi + 1 tách cà fê. Check thông tin thời tiết Lhasa, emails, tin ở nhà của nhóm TBG…và chờ đợi.

Lên máy bay, một nửa đoàn may mắn được ngồi phía bên cánh trái, tức là phía có thể ngắm dãy Himalaya. Để có cái may mắn này, khi làm thủ tục lên máy bay nhớ cười thật duyên với cô trực quầy check-in xinh tươi trước khi nhờ người đẹp này kiểm tra xem có còn ghế bên cánh trái không.
Khỏi phải nói ngay từ lúc cất cánh, mọi con mắt của chúng tôi đều dán chặt vào các ô cửa kính để bắt cho bằng được những hình ảnh đầu tiên của Tibet. Điều kém may mắn là hôm đó trời mù ảm ạm, nhiều mây và mưa ngay từ Chengdu. Phải đi rất sâu vào đất Tibet, các đám mây đó mới bắt ầu mỏng dần. Bất chợt, mây dãn ra tạo một thung lũng, và điều mà chúng tôi mong đợi chợt hiện ra hết sức đột ngột, khiến cả lũ ồ lên sung sớng. Một dãy núi dài như bất tận với những đỉnh tuyết trắng vĩnh cửu, xen lẫn với các mảng sườn núi màu xám và nâu, các khe sâu đen sẫm sắc nét cùng những con đường khi mờ khi tỏ dưới các đám mù.

Himalaya dưới cánh bay
Các tay máy ảnh bắt đầu hoạt động hết công suất, và dường như chụp bao nhiêu cũng cảm thấy chưa đủ. Một liên tưởng mạnh mẽ đến tiêu đề nổi tiếng “Đường mây qua xứ tuyết” của tuyệt tác thủa xưa. Qua hết thung lũng mây đó, trời Tây tạng tiếp tục hào phóng ban tặng cho lũ khách phương xa những hình ảnh ngày càng rõ nét hơn của xứ tuyết.
Đường mây qua xứ tuyết
Càng gần sân bay, mây càng mỏng hơn và tuyết cũng thưa hơn, chỉ còn chơi vơi ngự trị trên những đỉnh cao chót vót. Và kìa, dải lụa xanh ngọc Yarlung Tsangpo bỗng hiện ra dưới cánh bay, nổi bật trên nền đất vàng nâu khô cằn, len lỏi giữa các ngọn núi của mái nhà thế giới trước khi chảy sang Ấn độ để trở thành dòng Brahmaputra, xuôi qua Bangladesh và đổ ra Ấn độ dương. Cảm xúc thật dạt dào. Himalaya đã đón chào chúng tôi như thế đó.
Hình ảnh đầu tiên về Yarlung Tsangpo
Máy bay hạ cánh. 15 giờ 15 phút, cửa máy bay bật mở để làn gió đầu tiên của Tibet ào thẳng vào khoang hành khách. Theo một thói quen từ thời sinh viên, trên bậc cầu thang máy bay cuối cùng, tôi hít một hơi thật dài rồi đặt bàn chân của mình trên mặt đất Tây tạng rồi ngước nhìn xung quanh. Những ngọn núi nâu vàng
ấm áp, với đỉnh phủ tuyết trắng cao vút lưng trời, dòng sông Yarlung Tsangpo chỉ cách một tầm nhìn trước mặt. Thật khó mà tả được cảm xúc của mình lúc đó. Nó vừa chơi vơi, huyền diệu mà cũng vừa xác thực, hiện hữu. Bất giác tôi tự cắn vào môi mình để biết chắc đây không phải là giấc mơ, rồi bất giác nhìn quanh, các bạn trong đoàn vẫn đang cùng đi bên tôi, tấm biển đề Gongkar Airport và dòng chữ tiếng Tạng sừng sững ngay trên đầu. Không, tôi không nằm mơ. Tây tạng, miền đất huyền thoại trong mơ từ bao năm của tôi đây rồi!
Sân bay Gongkar
Cảm giác ngay lập tức nhận thấy là mặc dù trời rất nắng, nhưng nhiệt độ trong bóng râm khá lạnh. Do vậy mọi người đều cần mặc quần áo ấm ngay, dù chưa phải dùng đến bộ đồ chịu băng tuyết mà hầu hết mọi thành viên đều mang theo. Vào những tháng cuối xuân và đến hết hè, Lhasa và các vùng phụ cận không có tuyết trên đồng bằng, mà chỉ có từ khoảng các lưng chừng núi. Một vài điều mà chúng tôi cũng làm ngay lúc đó là bôi kem chống nắng (SPF>40) và đeo kính râm UV. Thiếu hai điều này, sau ít ngày rất có thể da của bạn sẽ nứt nẻ như ruộng hạn và thị lực có thể giảm sút.
Đoàn Tibet mùa xuân tại Gongkar
Không khí quá loãng của Tibet không có khả năng ngăn bớt tia tử ngoại như không khí ở vùng thấp. Đồng hồ độ cao chỉ 3600m. Như vậy chỉ sau có gần 3 giờ đồng hồ bay, chúng tôi đã bay thẳng từ độ cao 126m của Chengdu lên thêm gần 3500m.
Chỉ số về độ cao và áp suất đo ngay khi hạ cánh
Đó là lúc 15h23 ngày 26/03/2006.
Chuyến xe bus (vé 35 tệ/người) chạy từ sân bay Gongkar về Lhasa (90km) chỉ có chúng tôi là những khách ngoại quốc duy nhất. Lại nhớ đến bác Nguyễn Tường Bách khi xuống máy bay ở đây đã được phía đón tiếp choàng ngay lên cổ dải lụa trắng, biểu tượng của lời chúc tốt lành của người Tạng. Lũ khách balô chúng tôi đương nhiên không được đón tiếp như vậy, nhưng với tôi, dải lụa xanh Yarlung Tsangpo như ôm choàng lấy con đường chúng tôi đang đi hướng về Lhasa có ‎ nghĩa hơn bất cứ dải lụa hay lời chúc tốt đẹp nào.
Mùa này nước thật hiền hòa, lăn tăn chảy qua các bãi sỏi tròn trắng, với những mảnh ruộng nhỏ ven sông xen lẫn với các xóm làng người Tạng. Yarlung Tsangpo là con sông thần của người Tạng. Nó bắt nguồn từ miền tây, nơi có hồ thiêng Manasarova và đỉnh Kailash. Theo truyền thuyết, dòng sông này bắt nguồn từ hàm một con ngựa thần, một trong ba con vật linh thiêng được phục dịch các vị thiền sư thủa trước: ngựa, sư tử và chim công. Tương truyền là Manasarova cũng chính là tâm điểm của hàm ngựa thần, cung cấp nước thượng nguồn cho Yarlung Tsangpo. Trên đường chảy sang phía đông của mình, dòng sông còn nhận thêm nước của hồ Peiku-Tso, rồi xuyên qua dãy Himalaya, vòng ngược trở lại gần biên giới Myanma để chảy sang đất Ấn độ và trở thành Bramaputra vĩ đại. Một nghịch lí thật thú vị là Ngari, tên gọi miền Tây của Tibet, là một miền hoang mạc khô cằn lại là nơi khởi thủy của bốn dòng sông lớn của Á châu: Hằng hà, Indus, Sutlej và Yarlung Tsang po (hay Brahmaputra). Trong khi ba dòng đầu nhanh chóng chảy ra khỏi Tibet ngay tại miền Tây thì Yarlung Tsangpo lại men theo sườn phía tây bắc của Himalaya và chảy dài đến 2000km dọc theo dãy núi khổng lồ này, đem lại sự sống cho toàn miền Trung và cận đông Tibet. Có thể nói nếu không có Yarlung Tsangpo, người Tibet chắc sẽ không thể có được một Gyantse với pháo đài sừng sững lưng trời, một Shigatse với tu viện Tashilunpo có một không hai và một Lhasa với Potala kỳ vĩ.
Nhưng thôi, tôi đã đi hơi xa vào những ngày tiếp theo rồi. Hãy để câu chuyện tự nó sẽ đến. Chiếc xe vẫn đang tiếp tục lăn bánh, mỗi phút lại đưa tôi gần thêm tới Lhasa, băng qua những rặng cây khô héo, úa vàng dọc trên đường. Điều gây ấn tượng đầu tiên là mùa này, Tibet gần như tuyệt đối không có màu xanh. Trời không mưa trong hầu khắp các tháng mùa đông và xuân đã trùm lên toàn bộ mặt đất một màu vàng nâu ảm đạm. Đất đai khô cằn, tuy không quá nứt nẻ. Tuy nhiên dường như chỉ phân biệt được giữa đất hoang và đất ruộng qua vết tích của những luống cày. Nhìn những người nông dân Tạng miệt mài cày cuốc trên những thửa ruộng nâu khô khốc mà sỏi đá dường như nhiều hơn đất màu, người ta dễ liên tưởng đến hình ảnh của những kẻ đào đãi vàng hơn là những người nông dân gieo mầm sống. Chợt cảm thấy nôn nao, nhớ đến những cánh đồng cát trắng của Quảng nam, Quảng trị, nơi những người đồng bào ở quê nhà “sống trong cát, chết vùi trong cát”.
Chiếc kính râm UV cùng nhịp lắc lư đều đều của chiếc xe bus khiến tôi lơ mơ rơi vào một giấc ngủ. Quái thật, vào đúng cái lúc háo hức thế mà bản thân tôi lại có thể lăn ra ngủ như vậy. Cho đến giờ tôi vẫn chẳng thể lí giải nổi tại sao.
Tiếng xe phanh kít khiến tôi tỉnh giấc. Bên ngoài là một bến xe. Khách lục tục kéo nhau xuống, tôi ngơ ngác chỉ ra bên ngoài hỏi một trong số họ ”Lhasa?”. Ông khác gật đầu. Quay lại nhìn, hầu hết các bạn trong đoàn cũng đang choàng tỉnh dưới những chiếc kính râm to sụ. Chúng tôi xuống xe và mang LP ra để tìm nơi nghỉ lại. Tiêu chí đặt ra là rẻ, nói tiếng Anh và gần Barkhor và Potala, để tiện đi lại thăm thú. Chiểu theo đó thì Pentoc Guest House trên phố Menstikhang Lam là lựa chọn tối ưu. Pentoc cũng chính là LP Editor’s choice. Mải chúi mũi vào cuốn LP, chợt một thành viên kêu thảng thốt:” Có phải Potala kia không nhỉ”? Cả nhóm giật mình quay phắt lại theo hướng chỉ. Không xa lắm, nhô lên sau những mái nhà quanh bến xe, hiện ra một kiến trúc tường nâu đỏ xen lẫn trắng, với mái vuông kiểu Tạng, cũng không lấy gì làm đồ sộ. Potala huyền thoại đó ư?
Hơi một chút thất vọng, nhưng chúng tôi vẫn qu‎yết định làm một vài kiểu ảnh toàn đoàn ngay tại sân bến xe để đánh dấu phút đầu tiên tại Lhasa, với nền là một Potala nhìn từ góc này khá khiêm nhường.
Sau một cuốc taxi mất 10 tệ và ít phút, chúng tôi đến được ngã ba Beijing Donglu (tên Tạng là Dekyi Shar Lam) cắt với East Zang Yi Yuan (Menstikhang Lam). Menstikhang Lam là một phố đi bộ, nên người lái taxi thả chúng tôi tại một điểm gần đầu phố, ngay trên Beijing Donglu. Trên phố, dân đi lại tấp nập. Chủ yếu là người Hoa, có lẽ cứ 10 người thì cũng phải có đến 6 người Hoa. Người Tạng ở đây ai cũng biết nói tiếng Phổ thông (Mandarin). Trên phố, nhà cửa gần như hoàn toàn theo kiểu Tàu tỉnh lẻ, tức là tường xây, ốp đá hoa cắt nhỏ hình chữ nhật màu trắng hoặc xám, mái bằng. Nhang nhác như cảm giác khi sang Hà khẩu hay Bằng tường. Dân cũng bám vào mặt phố để mở đủ các loại cửa hàng. Khu này gần điểm tập trung khách balô nên rất nhiều cửa hàng bán đồ backpack: quần áo, balô, bếp ga, đèn, dao, áo mưa..với đủ các loại thương hiệu nổi tiếng như Northface, Timberland, McKinley…cho đến các mác hiệu của Tàu. Xen vào đó là các cửa hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng, đồ lưu niệm…Anh hàng thịt với các khối thịt cắt vuông vức như viên gạch vồ, vẫn dùng một chiếc cân cũ kỹ, với những quả cân bằng gang đúc có rãnh để móc vào móc cân; chị hàng quần áo bế đứa con nhỏ mặt đỏ nứt vì lạnh kê ghế ngồi hóng nắng trên hè. Chủ hiệu đa phần là người Hoa. Biển hiệu dường như đồng loạt có ba thứ tiếng: Hoa, Anh và Tạng. Người Tạng, thay vì cửa hiệu, lang thang bán hàng hóa của mình ngay trên vỉa hè và mặt phố, chủ yếu là đồ lưu niệm với những vòng, xuyến, hạt cườm, cờ phướn và chuyển luân kinh…
Hàng thịt trên Beijing Donglu
Pentoc Guest House (www.pentoc.com) nằm ngay giữa phố Menstikhang Lam. Trang web làm ra cho vui, chứ thực chất không thể đặt phòng trước qua web, bởi thực sự cả nhân viên hay quản lí ở đây đều không biết tiếng Anh. Hơn nữa, trên thực tế đó chỉ là một khu phụ ngay tại cửa ra vào của một khách sạn có tên Shangbala, có 4 tầng với cầu thang khá dốc.
Mặt tiền Pentoc Guest House, cửa bên trái là văn phòng Shigatse travel agent.
Phòng ở đây có vài lựa chọn: nếu ở kiểu dormitory, tức là 4 người/phòng, giá là 25 tệ/người, ở phòng single là 40 tệ, double là 60 tệ. Trang bị trong phòng không có gì ngoài một chiếc giường cũ kỹ, một bộ bàn ghế nhỏ, và một ngọn đèn điện. Toilet và nhà tắm công cộng nằm ở các chiếu nghỉ giữa cầu thang, nghĩa là bạn sẽ phải leo lên leo xuống nếu muốn đi tới mấy nơi đó. Điều này quả là một sự thách thức cho những ai mới đến Tibet lần đầu. Tại sao? Tôi sẽ kể sau. Nếu muốn sang trọng, xin mời sang khu khách sạn Shangbala với thang máy, phòng trải thảm, có điều hòa nóng, toilet và phòng tắm có nước nóng, và tất nhiên là giá, sau khi mặc cả lên xuống, là 250 tệ/đêm cho một phòng 3 người cho 3 cô gái thuộc nhóm 9 ngày. Những người còn lại trong đoàn chui vào Pentoc với điều kiện kiểu budget backpack.

Lá cờ VN tại cửa sổ phòng Pentoc Guest House
Quẳng đồ xuống, mặc cho những thành viên khác gieo mình xuống giường, tôi và một bạn đồng hành vác máy ảnh lao ngay ra về phía quảng trường Barkhor. Cũng đã biết trước về AMS hay hiệu ứng độ cao, nhưng thực sự tôi không hề cảm thấy có ảnh hưởng gì, ít nhất là cho đến lúc đó, ngoài việc leo thang gác hơi nặng hơn bình thường một chút. Quảng trường không lớn, mỗi chiều không quá 100m, dẫn thẳng tới đền Jokhang. Ngay trước cửa đền là hai sangkang (đỉnh đốt hương trầm) lớn bằng đá, cao trên đầu người, ngày đêm tỏa ra một làn khói và mùi hương trầm như quyện lấy dòng người hành hương nối đuôi nhau đi vòng quanh đền Jokhang theo chiều kim đồng hồ. Vòng tròn này được gọi là kora. Tại mỗi đền, điện hay tu viện hoặc điểm linh thiêng nào của Tây tạng cũng đều có ít nhất một vòng kora như vậy. Người cầu nguyện bao giờ cũng đi theo vòng kora theo đúng chiều như vậy, tay xoay chuyển luân kinh, miệng đọc “Ohm mani padme hum”. Kora tại Jokhang, dù rất ngắn, được coi là một trong những kora linh thiêng nhất mà trong đời mỗi người hành hương đều ít nhất một lần đặt chân đến.

Đặc biệt hơn cả trong dòng người đông đúc đó đôi lúc lại có những người đi theo dạng chaktsal, hay còn được gọi là ngũ thể. Thoạt tiên họ đưa hai tay lên trên chạm vào trán, cổ và tim, rồi quì xuống, sau đó nằm hẳn xuống mặt đất với hai tay vươn thẳng lên trước (để 5 điểm hai chân, hai tay và trán chạm đất – ngũ thể). Sau đó nhỏm dậy rút hai đầu gối lên đến bằng vị trí của hai tay, rồi đứng lên. Cứ mỗi chu kỳ như vậy họ tiến lên được khoảng cách bằng đúng chiều dài cơ thể mình cho đến khi hết vòng kora. Đi kora như vậy là cách thể hiện lòng tôn kính và dâng hiến cao nhất mà người Tạng làm đối với tôn giáo của họ. Được nghe nói có những người hành hương đã chaktsal như vậy trên một chặng đường dài nhiều trăm kilômét ròng rã hàng mấy năm trời để đến được thánh địa. Thật là một tinh thần, nghị lực và sức khỏe phi thường.

Sát bên cạnh dòng người hành hương, dân Lhasa tại Barkhor bày bán đủ các loại mặt hàng: quần áo, gậy chống, thảm dệt, đồ thủ công..Đặc biệt nhiều là chuyển luân kinh đủ các kích cỡ, hình trang trí và giá cả. Rẻ nhất là loại hàng lưu niệm, chỉ cỡ dưới 10 tệ, đắt có thể lên đến 250-300 tệ. Nhớ là phải mặc cả, bởi dân bán hàng ở đây đã học được kiểu thách giá của người Tàu. Trả rẻ 2-3 lần mà vẫn bán là chuyện thường. Nếu thích đồ độc hơn, hãy vào các cửa hàng trong nhà của họ, đủ các loại dao kiếm, nhạc cụ,..làm bằng gỗ, đồng, và thậm chí có cả loại sáo làm bằng xương ống chân người, hay bát ăn cưa từ sọ người. Người Tạng quan niệm rằng sau khi chết, linh hồn đã lìa xác thì xác cũng chẳng khác gì các vật vô tri vô giác, nên không cảm thấy ghê sợ khi sử dụng cái phần còn lại đó để làm đồ dùng. Chợt nghe anh bạn cùng đoàn lẩm bẩm:” Cứ thế này mua, có khi mình lại không phải thổi sáo mà thổi ống chân ông nào chưa biết chừng”.
Hết một vòng kora, chúng tôi vào cửa đền Jokhang, và sững sờ trước cảnh hàng trăm người hành hương cùng một lúc thi lễ kiểu ngũ thể. Mỗi người có một tấm trải và hai chiếc mo đeo ở hai tay để chaktsal tại chỗ, đầu hướng vào trong đền. Nhiều người buộc hai chân mình làm một bằng những dải vải. Rất nhiều gia đình từ các vùng xa đã đưa toàn bộ thành viên đến đây hành lễ. Trong lúc chờ có chỗ để chaktsal, họ cũng tranh thủ tạo một vòng kora nhỏ xung quanh hai chiếc chuyển luân kinh khổng lồ bằng đồng, lên nước bóng nhoáng bởi bao năm trời được bàn tay của những người hành hương nối tiếp nhau đêm ngày quay không nghỉ.
Chiếc chuyển luân kinh lớn trước đền Jokhang
Lại nói đến chuyển luân kinh (hay có người còn gọi là chuyển pháp luân – prayer wheel). Khắp nơi trên đất Tạng ta đều có thể thấy chuyển luân kinh. Từ người hành hương, người đi đường, ông bán hàng, bà bế cháu, dường như lúc nào trong tay họ cũng đều có một chiếc chuyển luân kinh nhỏ không ngừng quay. Đó là một dụng cụ nhỏ hình trụ tròn bằng đồng, có đáy kín, có nắp, có một trục từ cán cầm đâm xuyên qua từ phía bên dưới đến nắp để cả hình trụ có thể quay xung quanh. Bên ngoài thân hình trụ thường được trang trí bằng các hình khắc hoặc gắn thêm bằng chữ Tạng. Trên thân còn gắn một xích nhỏ đầu có vật nặng để tạo lực quay. Quan trọng nhất chính là những lời cầu nguyện được viết bằng chữ Tạng trên một dải giấy đặt bên trong hình trụ, quấn tròn quanh trục xoay. Trong những chuyển luân kinh lớn, chiều dài của dải giấy này lên đến hàng dặm đường. Người Tạng tin rằng bằng cách quay chuyển luân kinh, những lời cầu nguyện của họ sẽ được lan truyền và có hiệu lực nhanh hơn.

Written by DIDI

Tháng Ba 26, 2011 at 1:18 chiều

Posted in Du lich, tibet

Tagged with

Nhà Giả Kim

leave a comment »

” Đọc Nhà giả kim giống như quan sát mặt trời mọc khi phần còn lại của thế giới vẫn còn chìm sâu trong giấc ngủ”
Bước vào câu truyện đã bị ấn tượng bởi phần nhập đề không khỏi khiến người ta phải suy nghĩ:
” Tất nhiên nhà giả kim biết truyền thuyết về chàng trai đẹp có tiếng, mang tên Narcissus, kẻ hàng ngày soi mình bên một cái hồ. Chàng ta say mê vẻ đẹp của mình đến mức một ngày kia ngã xuống hồ và chết đuối. Từ trong lòng hồ mọc lên một bông hoa, ngày nay người ta gọi là hoa Narcissus (có nghĩa là hoa Thủy Tiên trắng ).
Nhưng câu truyện không kết thúc như vậy. Sau cái chết của chàng trai trẻ, Oreaden, những nàng tiên, thấy hồ nước bỗng trở nên mặn chát bởi nước mắt.
“Tại sao ngươi lại khóc ?” – những tiên nữ hỏi.
” Ta buồn vì nhớ Narcissus ” – hồ trả lời.
” Ồ, chúng ta chẳng hề ngạc nhiên, vì dù cho tất cả chúng ta cùng theo đuổi chàng nhưng ngươi là kẻ duy nhất có thể chiêm ngưỡng chàng thật gần”.
“Narcissus đẹp nhường vậy sao ?” – hồ ngỡ ngàng hỏi.
” Ai có thể biết được điều đó rõ hơn ngươi, khi mà chàng ngày ngày cúi mình bên bờ của ngươi để tự ngắm mình ?”Những nàng tiên ngạc nhiên đáp.
Hồ lặng thinh một lát rồi trả lời: ” Ta khóc nhớ Narcissus, nhưng quả thật chưa bao giờ ta nhận ra là chàng đẹp đến nhường vậy. Ta khóc nhớ chàng, vì mỗi khi chàng soi mình vào nước, vẻ đẹp của ta lại được phản chiếu trong đôi mắt chàng”.
” Quả là một câu chuyện đẹp “. Nhà giả kim nói.

=====

” Điều dối trá nhất trần gian là gì ? Đó là tại một thời điểm nào đó trong đời, chúng ta mất đi khả năng kiểm soát cuộc đời mình mà sẽ do số phận quyết định. Đó là điều dối trá lớn nhất trần gian”

” Một ngày nọ, nhà buôn gửi con trai mình đến một nhà thông thái để chàng học được bí quyết của hạnh phúc. Chàng trai đi bốn mươi ngày băng qua sa mạc, cho đến khi tới một lâu đài tuyệt đẹp trên đỉnh núi. Nhà thông thái, người chàng cần tìm, sống ở đó. Thay vì thấy một vị thánh, chàng trai đi vào một căn phòng có rất nhiều người. Các thương gia đến rồi đi, mọi người đứng ở góc nhà trò truyện, đội nhạc chơi khe khẽ một giai điệu, và có một khay đầy thức ngon vật lạ của vùng này. Nhà thông thái nói chuyện với từng người một và chàng trai phải đợi hai giờ đồng hồ mới đến lượt.

Nhà thông thái chăm chú lắng nghe câu chuyện chàng kể và nói rằng nay lúc này ông không có thời gian để giải thích về bí quyết của hạnh phúc. Ông khuyên chàng đi thăm lâu đài và sau hai giờ nữa hãy quay lại. – Nhưng ta muốn nhờ anh một chuyện – Nhà thông thái nói thêm, rồi đưa cho chàng một cái thìa và nhỏ vào đó hai giọt dầu – Trong lúc anh thăm thú nơi đây, hãy giữ cái thìa, đừng để dầu đổ ra ngoài.

Chàng trai lên lầu rồi xuống lầu mà không hề rời mắt khỏi chiếc thìa. Sau hai giờ đồng hồ, chàng lại xuất hiện trước mặt nhà thông thái. – Thế nào ? – nhà thông thái hỏi – Anh đã nhìn thấy tấm thảm Ba Tư đắt tiền trong phòng ăn của ta chưa ? và công viên tuyệt vời, do những nhà làm vườn xây dựng trong mười năm nay. Cả những cuộn giấy da trong thư viện ?

CHàng trai trẻ ngượng ngùng thú nhận rằng chàng chẳng hề thấy bất kỳ vật gì trong những thứ đó vì chàng hết sức tập trung vào thìa dầu được giao.

– Vậy thì, hãy đi một lần nữa và ngắm thật kỹ thế giới tráng lệ của ta – Nhà thông thái nói – Người ta không thể tin tưởng một người trước khi biết căn nhà của anh ta.

Giờ đây, khi đã bình tĩnh hơn, chàng cầm thìa dầu, và lên đường. Chàng ngắm công viên, những ngọn núi bao quanh, vô số các loài hoa, sự hoàn mỹ của mỗi tác phẩm nghệ thuật khi được đặt đúng nơi. Quay lại chỗ nhà thông thái, chàng mô tả kỹ càng những gì đã thấy. – Nhưng đâu rồi những giọt dầu mà ta đã nhờ anh giữ giúp ? Nhà thông thái hỏi

Khi nhìn lại chiếc thìa thì chàng trai trẻ sợ hãi nhận thấy rằng chàng đã để dầu rớt ra ngoài. – Và đây là thời khuyên duy nhất ta có thể cho anh – Nhà thông thái nhất trong các nhà thông thái nói – Bí quyết của hạnh phúc là hãy nhìn ngắm tất cả những tuyệt tác của thế giới nhưng đừng quên hai giọt dầu trên thìa.”

Written by DIDI

Tháng Hai 12, 2011 at 3:37 chiều

Posted in Book

Anh có thích nước Mỹ không ?

leave a comment »

Cuốn sách đã ngốn của mình 2 ngày cuối tuần mưa gió… cũng buồn, không thích câu chuyện, chỉ thích nhân vật, cô ấy quả thật mạnh mẽ, xứng đáng có cái kết có thể coi là có hậu. Chỉ cảm thấy thương cảm với cô ấy, đau lòng thay cô ấy, và buồn !

Một số trích đoạn mà mình thích:

Ngay từ lời tựa đã dự cảm một câu chuyện chằng hề vui:
“Cô tưởng rằng đó là ánh trăng rực rỡ nhất trong cuộc đời cô, nhưng trăng tròn sáng quá, cuối cùng sẽ lạnh giá”
Khi cô ấy nói ra tình cảm của mình với người con trai cô thích :
“Cô đã từng đến, từng yêu, từng cố gắng, đạt được là do may mắn, không đạt được là do số phận. Đương nhiên, khi chúng ta còn trẻ, làm sao chúng ta tin rằng, sẽ có định mệnh khiến chúng ta không đạt được những điều mình mong muốn.”
câu này khiến tôi thấy đau lòng biết bao, và cũng nhận ra một sự thật: đúng là sẽ có định mệnh khiến chúng ta không đạt được điều mình mong muốn…điều này là có thật.
“….chỉ sợ gặp phải hoàng tử hành tây trong truyền thuyết thôi. Cậu muốn nhìn thấy trái tim chàng, chỉ còn cách là bóc hết lớp áo này đến lớp áo khác, chảy nước mắt; cuối cùng cậu mới biết rằng, hóa ra hành tây không hề có trái tim”….“Hoàng tử hành tây không có trái tim… nhưng nếu không thử, không rơi lệ, làm sao biết nó không có trái tim?”
Haha, sự thật này cũng đau lòng không kém đúng không, có biết bao nhiêu “hoàng tử hành tây” ở ngoài kia, mà chúng ta thì chảy nước mắt biết bao lần mới nhận ra điều đó ?

Trần Hiếu Chính giống như con búp bê mà hồi nhỏ cô thích nhất, mất bao công sức, phải khóc lóc kêu đòi mới giành được từ tay người chị họ; chưa giây phút nào cô cảm thấy yên tâm, mặc dù được ôm chặt nó trong lòng đi ngủ,nhưng vẫn sợ khi tỉnh dậy sẽ mất nó.

Mặc dù cô là Tiểu Phi Long thông minh lanh lợi, nhưng anh là bầu trời của cô, kể cả cưỡi mây đạp gió, cô cũng không đến được chân trời góc biển.

Cái cảm giác đó ai cũng có thể gặp, ta không thể  đến được chân trời góc biển…ta thật nhỏ bé làm sao !

Đã đến nước này, Trịnh Vi, chỉ mong có một chút tự tôn, phủi tay mà bỏ đi, không giữ được tình yêu, ít nhất phải giữ được lòng tự trọng. Nhưng giây phút này đây Trịnh Vi tự nói với mình, nếu ta không cứu vãn được tình yêu lòng tự trọng có thể khiến ta không đau khổ ư?

hóa ra sự xa cách giữa con người với con người bao giờ cũng vững bền hơn sự thấu hiểu..

có lúc, cô thầm hỏi, tại sao chúng ta không thể lựa chọn ký ức cho mình, ghi nhớ niểm vui, quên đi nỗi buồn, giả vờ như không có chuyện gì xảy ra. Dù thế nào đi nữa cô vẫn yêu anh, chính vì yêu, mới có thể vì một phần ngọt ngào mà quên đi chín phần đắng cay.

Một thời chúng ta tưởng rằng mình có thể chết vì tình yêu, thực ra tình yêu không thể làm con người ta chết, nó chỉ có thể châm một mũi kim vào chỗ đau nhất, rồi chúng ta muốn khóc mà không thể có nước mắt, chúng ta trằn trọc trăn trở, chúng ta trở nên lão luyện, chúng ta trở nên rắn rỏi. Anh không phải là gió, em cũng không phải là cát, dù quấn quýt thế nào cũng không thể đến được chân trời, lau khô nước mắt, sáng mai chúng ta đều phải đi làm.
“Cuộc đời dài như vậy, ngày nào chưa đi đến điểm cuối thì anh chưa thế biết ai là người đi cùng anh đến hết cuộc đời. Có lúc anh gặp một người, tưởng cô ấy chính là người đó, quay đầu nhìn lại, thực ra cô ấy cũng chỉ là người đem lại cho anh những cái mà anh cần trong một quãng đường mà thôi.”

Written by DIDI

Tháng Bảy 26, 2010 at 10:32 sáng

Posted in Uncategorized

Sẽ đọc cuốn này !

leave a comment »

Anh Có Thích Nước Mỹ Không?
( Trích đoạn )

– “Anh đã nghĩ rất lâu rồi, nhưng không tìm được cách nào để em khỏi đau khổ.”
– “Em không đau khổ? Anh giấu em, giấu cho đến khi không thể giấu được nữa mới thừa nhận, làm như thế thì em không đau khổ sao? Trần Hiếu Chính, đó là kiểu logic gì vậy?”
…….
Đã đến nước này, Trịnh Vi, chỉ mong có một chút tự tôn, phủi tay mà bỏ đi, không giữ được tình yêu, ít nhất phải giữ được lòng tự trọng.
Nhưng giây phút này đây Trịnh Vi tự nói với mình, nếu ta không cứu vãn được tình yêu của ta, lòng tự trọng có thể khiến ta không đau khổ ư?
—-
Sẵn sàng đánh cược, chấp nhận chịu thua – vì câu này mà ta quyết định sẽ đọc cuốn này 🙂

Written by DIDI

Tháng Bảy 22, 2010 at 10:29 sáng

Posted in Book

Watching “Win a date with Tad Hamilton” and just thinking:

leave a comment »

Chiều thứ 7 đẹp trời, tự dưng nghĩ đến 1 bộ film từ lâu lắm rồi : “Win a date with Tad Hamilton”– mà dịch ra tiếng việt với cái tên là “Thế mới là yêu”

Phim kể về một cô gái Rosie (hình như làm cviec bán hàng trg 1 siêu thị) tỉnh lẻ, do một lần may mắn đã trúng 1 giải thưởng đó là 1 bữa ăn tôí với anh chàng diễn viên nổi tiếng Tad Hamilton. Sau buổi gặp đó, chàng Tad mê mệt Rosie vì sự ngây thơ trong sáng của cô í và tìm đến hometown của cô í để gặp mặt, blahblah…

Rosie có 1 cậu bạn rất thân, Pete. He know all ablout her, and love her so much. He tried everything else but not telling “i love you” and even a kiss.

Rosie choáng ngợp vì sự hào nhoáng và something like romantic của Tad. Cô đồng ý đi cùng Tad theo bộ film mới mà anh sắp vào vai chính.

Đoạn mình thích nhất trong film này đó là khi Pete nói chuyện với Tad :

“- OK. Here it is. You win, OK? Fair and square. You win.

– Thank you.

– You did have an advantage or two going in, but… Excuse me, we’re in the middle of something here. Yeah, no problem. I want Rosie to be happy. So, I got to ask you some question:

Do you know how long she keeps her hair in straight or in curly mode?

– What?

Or why her favorite necklace has a starfish clasp?

– No.

Do you even know that she has six different smiles?

– She has six smiles?

Yeah. One when something flat out makes her laugh.

One when she’s laughing out of politeness

But there’s one when she makes plans.

One when she makes fun of herself.

One when she’s uncomfortable.

And one when…One when she’s talking about her friends.

– I don’t know those things yet, Pete.

No, you don’t, Tad. I’m telling you, she is more of… a treasure than you can possibly know. She’s not just some wholesome small-town girl, some good-for-you breath of fresh air. Tad, she is a wonderful person with a huge heart.

– Yeah.

And the kind of beauty that a guy only sees once, you know? Once. Listen, Tad, if there is even a chance that you could break her heart, please, just, for her sake…walk away, man.”

and then when a bartender girl ask Pete about his love:

” – Is it love, Is it big love or is it great love?

what do you mean ?

Love you get over in two months. Big love, two year. and great love… great love change your life

and she talk to him:

” Hey if you feel it and you don’t do everything in your power to reach for it, you are basically slapping life in the face ”

After all, they – Pete and Rosie back together, Rosie tell Pete about his 5 smile – it make my wanna cry :

” You have five smiles, Pete.

One when you think someone’s an idiot.

One when you think

someone’s really an idiot.

One when you’re getting all dressed up.

One when you’re singing Barry White.

And one…

when you’re looking at me.”

wish i could be another Rosie, know all about him, and have him know all about me.

Written by DIDI

Tháng Tám 30, 2008 at 10:49 sáng

Posted in Movie

Đọc: “Vương Quốc Ảo” – Quách Kính Minh

with 3 comments

Tôi đọc cuốn này trong 1 chuyến đi ngắn xuống Vũng Tàu. Gần đây như một thói quen, trước mỗi chuyến đi du lịch tôi thường mang theo một cuốn truyện để đọc. Tôi chẳng hứng thú nữa với việc khám phá nơi tôi đến, tôi chỉ thích những giờ phút nằm dài đọc sách ở 1 nơi thật thoải mái, chẳng cần bận tâm suy nghĩ cũng chẳng cần để ý thời gian. Mọi người đều hỏi: tại sao đi biển mà lại nằm đó đọc sách. Tôi nói: biển thì ở đâu chẳng giống nhau, tôi sinh ra ở biển mà. Thật ra biển không hề giống nhau, chỉ đối với tôi, chỉ có 2 loại biển thôi: một là nhà tôi; và hai là những nơi khác. Những nơi khác đó, cho đến lúc này, với tôi mặc nhiên chúng là như nhau.

Tôi không muốn nói về biển. Là tôi muốn nói về cuốn sách tôi đang đọc. Người viết câu truyện này rất trẻ. Và vì vậy nên anh ta mang theo những giấc mơ cô độc và tự do, đầy bi thương nhưng cũng vô cùng tráng lệ. Rất thích cách mô tả của anh chàng Quách Kính Minh này, ngôn từ của anh ta như có phép thuật. Cách xây dựng câu chuyện cũng rất đặc biệt. Vừa thần thoại hoang đường mà vừa như ngay trước mắt; tuy là vương quốc ảo tuyết nhưng lại hết sức chân thực, đâu đó bóng dáng đời thực, tâm trạng thực trong câu chuyện. Đâu đó là những cảm giác của chính mình phảng phất trong bóng dáng tính cách các nhân vật trong truyện.

Tôi tự hỏi mình thích nhân vật nào nhất.

Tôi ấn tượng với Lam Thường. Nàng hết lòng vì Ca Sách, nhưng nàng cũng thiệt thòi hơn cả. Khi Lam Thường chết, nàng ấy chỉ có một mong muốn trở thành người con gái yêu nhất trong cuộc đời của Ca Sách. Rồi khi tới kiếp sau của nàng, nàng lại trở thành Lê Lạc. Nhưng nàng ấy không biết như thế là hạnh phúc hay đau khổ, vì từ đó, nàng được gọi là Lê Lạc.

” Mỗi tối, thần luôn cầm đèn lồng đứng chờ người bên cửa trở về, thần thích chờ người bên cửa trở về, thần thích chờ người trong màn đêm, bởi khi thần nhìn thấy người xuất hiện trong màn đêm là thần luôn thấy hạnh phúc, vì thần để cho người cảm thấy luôn có người đang chờ.

Việc có người chờ đợi mình cũng là một thứ hạnh phúc.”

Nàng ấy là một cô gái không thể nói được, nên chẳng thể nói với Ca Sách nàng thực ra là Lam Thường!

Người con gái thứ hai là Lê Lạc. Nàng do không có dòng máu chính thống nên không thể ở bên Ca Sách được. Cũng do đó mà nàng phải chết. Khi được chuyển kiếp, vì mong muốn trở thành người con gái có dòng máu chính thống, nên nàng đã trở thành Lam Thường. Và nàng chọn cách giúp đỡ Ca Sách trong công việc hàng ngày để giảm bớt sự mệt mỏi cho chàng.

” Từ đó về sau, tôi luôn đứng một mình giữa đại điện để giúp Ca Sách xử lý mọi giấc mơ, nghe các đại thần trình tấu, ngày lại ngày tiêu hao tinh lực của mình. Còn Ca Sách, luôn một mình trở về phòng ngủ rất sớm, chàng nói bởi Lê Lạc đang cầm đèn đứng ở cửa chờ chàng về, chàng sợ Lê Lạc bị gió, bị lạnh.

Mỗi lần nhìn chàng quay đi, tôi rất buồn nhưng tôi chẳng bao giờ nói gì, cứ tiếp tục giải mộng, tiếp tục tiêu hao linh lực của mình. Tôi nghĩ, tôi trở thành người con gái có linh lực siêu việt là để chia sẻ nỗi lo lắng cho chàng, đó là chuyện đương nhiên.Nhưng tôi không biết Ca Sách có nghĩ tới chuyện một mình tôi ở giữa cung điện rộng lớn này liệu có lạnh không ?

Tôi nghĩ cuộc đời tôi có lẽ là để dâng hiến cho Ca Sách, bởi tôi yêu chàng, bởi chàng là người đáng được hạnh phúc nhưng luôn bị hạnh phúc rời xa”

Người thứ ba, đó là Thích. Tình cảm của Thích với Ca Sách mới thật cảm động. Vang vọng trong suốt câu truyện một câu nói ” Đại huynh, xin người hãy tự do…” – Thích sẵn sàng hi sinh để mang lại tự do cho đại huynh của mình. Một con nguời được tả là có nụ cười và ngây thơ ngọt ngào và đẹp đẽ, lại vừa đầy tà khí.

“Ở kiếp trước, khi ta chết, ta còn thấy khuôn mặt buồn bã của đại huynh. Ta nghĩ rằng mình vẫn chưa mang lại được tự do cho đại huynh, thành Nhẫn Tuyết này giống như một nhà tù giam hãm cả đời huynh, huynh mãi mãi không được tiếp tục sống như người hằng mong muốn.Cho nên ta nghĩ, nếu được sống lại, ta sẽ thành người có linh lực mạnh nhất, ta muốn san bằng tòa thành này – tòa thành như một nhà tù giam cầm đại huynh của ta mấy trăm năm trời.

Ta muốn nhìn thấy đại huynh của ta nở nụ cười tự do giữa ánh mặt trời, bởi vì ta đã từng nhìn thấy nó trong những năm lưu lạc nơi trần thế – nụ cười mới ấm áp và đẹp đẽ làm sao.

Nụ cười đó có thể làm ta rơi lệ và phải đổi lại bằng cả đời ta…

Đại huynh của ta phải được tự do bay lượn trên trời như con rồng xanh…

Hỡi Đại huynh, nơi nào có mặt đệ, người sẽ không bị giá lạnh”

Về Ca Sách, ngay lời đề tựa đã nói ” Ca Sách có vẻ như là một con côn trùng nhỏ tội nghiệp đang bị giam hãm trong một viên hổ phách vậy. Thứ nhựa thông trong suốt này chính là vương quốc và thứ ảo thuật tuyệt diệu của chàng. Trong quá trình viên hổ phách kia càng bị mài mòn cho tròn nhẵn đi, con côn trùng trong đó càng bị trói buộc chặt hơn, thậm chí nó còn không thể thở được nữa” và “có một sự trói buộc mà ta không thể thoát ra được – đó là sự trói buộc của tình yêu”

Khi Triều Nhai đứng trước bức tường Than Thở nàng đã nói: ” Đại vương, ta biết trong lòng người có rất nhiều tình cảm đang bị chôn vùi, đổ vỡ và đang thức tỉnh ” để mong Ca sách truyền lại giấc mơ về những tình cảm đó để sau đó nàng có thể đàn được khúc nhạc làm lay động bức tường Than Thở. Ca Sách đã vượt qua bao khó khăn cách trở với một tâm niệm duy nhất là đem lại sự sống ở kiếp sau cho 3 người thân yêu nhất của mình. Chàng đã thành công, cả 3 người cùng xuất hiện lại trong cuộc đời chàng, nhưng lại dưới hình dạng, vị thế khác đi. Bởi khi họ hồi sinh, họ đều trở thành người mà ở kiếp trước họ mong muốn trở thành. Mà đến phút cuối cùng của họ và của chàng, Ca Sách mới nhận ra. Đó cũng là điều thật trớ trêu làm sao. Phải chăng, sự cô độc, vẫn mãi mãi là cô độc ?

Thật ra mỗi nhân vật ngoài 4 nhân vật đều có rất nhiều điều để nói về họ. Tất cả đã làm nên một cuốn truyện khiến người ta không khỏi rơi lệ. Những sinh mệnh vĩnh hằng, những hình tượng hoàn mỹ, linh hồn bất diệt, những trói buộc ở kiếp trước, bối cảnh kỳ ảo và màu sắc thần thoại…tạo nên một cuốn truyện sâu lắng và rung động lòng người.

Chẳng hiểu sao đọc xong “Vương Quốc Ảo” hơn 1 tuần rồi mà những cảm xúc của nó cứ vất vưởng đâu đó trong lòng. Con người có rất nhiều cách để bộc lộ tình cảm của mình, nhưng lại hiếm khi cho người khác thấy những gì mà mình thực sự có, thực sự mong muốn. Phải chăng làm nên câu chuyện này là từ lý do đó ?

Yêu thương một người, nói ra những lời yêu thương đã thật khó khăn, làm tất cả mọi điều cho người mình yêu thương hạnh phúc lại còn càng khó khăn gấp trăm nghìn lần. Anh Không Thích chỉ vì một mong muốn duy nhất mà gây nên bao nhiêu tội ác tày trời, đến mức không thể tha thứ, cuối cùng làm sụp đổ cả một vương quốc. Ca sách, chỉ vì muốn những người mình yêu thương sống lại, mà quyết tâm dấn thân vào đất chết, không phát hiện ra đã hại bao nhiêu người phải chết theo mình. Cuộc sống luôn công bằng với tất cả, khi ta mong muốn một điều này, đương nhiên ta sẽ phải đánh đổi một điều khác. Chỉ vì yêu thương mà sẵn sàng bẻ gẫy mọi cân bằng của những thứ khác, liệu có nên chăng.

Tiểu thuyết là tiểu thuyết, chắc có lẽ vì vậy mà Quách Kính Minh đã đặt tên cho nó là Vương Quốc Ảo. Chỉ là Ảo mà thôi. Và khi gấp sách lại, những hạnh phúc hay đau thương khổ sở sẽ nhanh chóng tan biến về nơi thế giới riêng của nó. Nhưng cảm giác yêu một người, sống hết mình vì một người có lẽ cũng là thứ mà ta nên nuôi dưỡng. Vì đó cũng là một trong những thứ hiếm có đáng tồn tại trên thế gian này.

Written by DIDI

Tháng Tám 30, 2008 at 9:42 sáng

Posted in Book

Lần đầu thân mật ( Thái Trí Hằng )

leave a comment »


Một câu truyện rất hay, cũng từ lâu rồi. Mình rất thích câu chuyện này. Nó làm mình đôi khi suy nghĩ lại về những gì thật và ảo ở trên mạng. Đến giờ vẫn còn loay hoay với câu hỏi “điều gì là thật, còn điều gì là ảo đây ??” Muốn chia sẻ câu truyện này với những ai quan tâm thôi. Mình trích một trong những đoạn mình thích nhất, còn muốn đọc cả câu truyện thì tải ở đây nhé !

“Thực ra tình cờ quen nhau qua mạng, thực sự là rất lãng mạn. Bởi vì thông thường lãng mạn mang chút vẻ không thật, mà mạng thì không thật. Từ góc độ này, việc gặp nhau qua mạng đã hội được một trong các điều kiện của lãng mạn.”

“Đầu gấu à! Tại sao mạng lại không thật? Những thứ hư cấu thuộc về nhân tố con người chứ đâu phải là mạng, đúng không ạ?”

“Nói là nói vậy, nhưng bởi vì mạng có thể che đậy một cách rất an toàn, cho nên thường sẽ hình thành 3 loại người. Loại thứ nhất, sẽ bộc lộ tính cách thứ cấp của mình. Thông thường, mọi người đều có nhiều loại tính cách. Trong cuộc sống hằng ngày, tính cách chủ yếu của họ được thể hiện ra ngoài. Các tính cách thứ cấp có thể bị ức chế, che đậy, hoặc có thể tự bản thân không ý thức được sự tồn tại của nó. Thế nhưng trên mạng, đối tượng đại diện cho bản thân không còn là con người bằng xương bằng thịt, mà là mấy cái Nickname mà thôi. Những giao tiếp, tiến thoái, ứng xử cần thiết đều được gạt sang một bên. Thế nên gà mọc răng nanh, hoặc cố ý, hoặc vô thức họ bộc lộ tính cách thứ cấp của mình.”

“Thế ấy ạ? Vậy loại người thứ 2 như thế nào?”

“Loại thứ 2, khi lên mạng, họ “biến” thành loại người mà họ mơ ước. Nhân cách là muôn màu muôn vẻ, nhất định có một số hình tượng nào được anh ta tôn thờ hoặc theo đuổi. Nhưng đáng tiếc, những tính cách đấy không nhất định thuộc sở hữu của anh ta. Thế nên anh ta mong muốn trở thành loại người vốn mang tính cách ấy. Và mạng đã mang đến cơ hội này cho anh ta. Lấy ví dụ, người thường ngày lặng lẽ ít nói, trên mạng có thể rất hỏm hỉnh, nói năng rôm rả, còn người hay xấu hổ, yên tĩnh lại có thể trở thành hoạt bát mạnh dạn.”

“Đầu gấu à, anh có đang đoán mò không vậy? … Thế loại người thứ 3 thế nào?”

“Tôi không đóan mò đâu, đây là luận văn thạc sĩ của một ông bạn bên phòng nghiên cứu tâm lý học Đại học Đài Loan nói vậy. Loại người thứ 3 khi lên mạng, biến thành loại người mà họ “không thể” trở thành. Thượng Đế là nhà đạo diễn, đã chỉ định vai diễn của anh ta trong cuộc đời này, bất kể anh ta có thích hay không. Còn trên mạng thì không có Thượng Đế, nên các vai đều do anh ta tự đạo tự diễn. Vậy nên, rất có thể, anh ta sẽ đóng cái vai mà trong cuộc sống không bao giờ anh có thể làm được. Lấy ví dụ, nếu em là con gái, có thể trên mạng em biến thành con trai, và ngược lại.

Hoặc là, rõ ràng em là khủng long, nhưng trên mạng lại cho mình là tuyệt thế giai nhân. Và ngược lại cũng có.

“Đầu gấu à, thế anh thuộc loại người nào?… Còn em thì sao?”

“Tôi không mong muốn em là loại thứ 3, bởi vì tôi cũng không phải là loại thứ 3. Lại vì trên mạng chiếm nhiều nhất là loại thứ nhất, nên em cũng không thuộc loại này. Bởi vì em khác họ. Và đương nhiên, một người đặc biệt như em nhìn ra anh, dĩ nhiên anh cũng đặc biệt. Có nghĩa là, chúng ta đều thuộc loại thứ hai em ạ.”

“Đầu gấu à, anh ghê thật đấy…. Thế nếu mình đều là loại thứ 2 thì xấu hay tốt ?”

“Đây không phải là chuyện tốt hay xấu, mà là nên hay không nên. Chúng ta nên trở thành loại thứ nhất, chứ không nên trở thành loại thứ 2 hay thứ 3.”

“Tiếp tục khịa đi công tử, tiểu cô nương rửa tai lắng nghe”

“Loại người thứ nhất rất thật. Nếu nhìn từ một góc độ khác, anh ta càng dễ phát hiện những ưu điểm tiềm ẩn của mình. Chẳng hạn nhiều người sau khi viết bài post lên các board, mới phát hiện ra mình có năng khiếu trở thành cây bút lớn. Lại có những người sau khi chửi bới công kích với người khác trên board xong, mời phát hiện ra da mặt mình dày chẳng kém gì mấy ông quan tham. Thế là nhờ có mạng, họ trưởng thành lên thêm.

Loại người thứ 2 kém cỏi nhất

Bởi vì họ chỉ biết trầm trồ những ưu điểm của người khác mà quên đi trân trọng những ưu điểm của bản thân. Nếu mình là quả chanh, thì hãy thử đi thích thú vị chua chua, chứ đừng đi trầm trồ vị ngọt của trái đào mật. Bởi trái đào mật có thể cũng đang trân trọng vị chua của trái chanh.”

“Đầu gấu ơi, cả anh và em đều là chanh rồi. Vậy có phải là 2 kẻ cùng lưu lạc nơi chân trời góc bể không?”

“Chua thì có, lưu lạc chắc không đến nỗi. Hơn nữa hai quả chanh chua gặp được nhau cũng là một sự lãng mạn.”

“Đầu gấu, anh đừng có giả vờ lãng mạn nữa nào! Đúng là anh đang mong muốn trở thành loại người lãng mạn thứ 2”

Ghê thật, có thế mà cô ấy cũng bắt được tôi. Xem ra trái chanh này chua hơn mình rồi.

“Đầu gấu à… my ears will go on … vì vậy đề nghị anh go on….”

“Loại người thứ 3 đáng thương nhất. Bởi vì họ bắt buộc phải biến thành loại người mà họ không thể nào có thể biến thành thì mới tìm thấy được niềm vui. Cho nên cho dù họ tìm được niềm vui hay không, họ cũng không thể tận hưởng được niềm vui ấy. Hơn nữa, lâu dần họ sẽ mắc phải chứng “thần kinh phân liệt internet”. Họ rất dễ tạo dựng rồi trông cậy gửi gắm toàn bộ vui buồn giận nhớ cũng các mối quan hệ với con người vào mạng. Để rồi khi ra khỏi mạng, chẳng còn biết phải làm gì.

“Đầu gấu, anh có thể nói cho em biết, tại sao anh lại là loại người thứ 2 không?”

“Thực ra cũng đơn giản thôi. Chủ yếu là bởi vì tôi rất thường. Tôi không cao không thấp, diện mạo không xấu cũng không điển trai, tính tình không tốt cũng chẳng xấu. Mặc dù tôi đã quen với sự thường thường, nhưng vẫn có lúc lại không cam lòng với cái thường thường ấy. Thế nên mạng là công cụ tốt nhất để tôi trở nên không thường thường.”

“Đầu gấu à… nhưng anh vừa mới nói là anh có chút đặc biệt mà…”

“Bình thường thêm vào một chút đặc biệt thành ra đặc biệt bình thường, cho nên tôi rất hi vọng trở thành loại người khác.”

“Đầu gấu, anh muốn trở thành người như thế nào?”

“Đương nhiên tôi muốn trở thành người như A Thái, lãng mạn và đa tình, hóm hỉnh và sôi nổi, nói chuyện hay. Bởi vì đó là những thứ mà tôi thiếu”

“Đầu gấu à, thế em thì sao?”

“Em ấy à? Anh chẳng biết nữa. Em muốn dang tay múa, muốn đắm mình vào sự trẻ trung, để tuổi trẻ được tung cánh. Nếu đây là một niềm hi vọng mà em không thể thực hiện được, thì chỉ có hai loại khả năng. Một là em sắp sửa già rồi. Hai là ngày tháng của em không còn dài.”

Tôi cho rằng tôi đã nói ẩu rồi, bởi vì cô ấy không send thêm một Message nào lại nữa. Tôi mắng tôi điên dại, sao huyên thuyên những điều như vậy. Mặc dù đây là luận văn thạc sĩ của bạn tôi, những cuộc thi vấn đáp với cô ấy thế là coi như bị đánh trượt rồi. Mọi việc chỉ mới dừng lại ở vòng ngoài.

Hay là đợi thêm một chút, biết đâu máy tính bị đơ.”

Trích: Lần đầu thân mật ( Thái Trí Hằng )

Written by DIDI

Tháng Tám 30, 2008 at 9:15 sáng

Posted in story

Drink-list

with one comment

Những chàng trai uống gì ?!

Hãy nói cho tôi biêt anh chàng đi cùng bạn gọi đồ uống gì, tôi sẽ nói với bạn anh ta là ai !

Có lẽ điều đó khá đúng. Tôi luôn quan tâm xem các bạn tôi hay gọi đồ uống gì mỗi lần cùng nhau cafe. Để lần sau có thể hỏi lại là: Latte đá nữa nhé ? hay hôm nay muốn uống Mocha ? Hoặc: lại Gin & tonic như mọi khi nữa không ??

Có rất nhiều người chọn đồ uống theo tâm trạng. Nhưng như tôi chẳng hạn, rất hiếm khi đồ uống tôi gọi lại không có chất cafein. Những hôm nào tôi gọi thứ gì không có cafein thì các bạn của tôi hiểu ngay là ngày hôm đó tôi đã nạp quá nhiều chất cafein rồi. Những hôm ấy thì sẽ là trà hoặc nếu vui vui thì sẽ là Gin & tonic; hoặc cũng có thể là beer. Tóm lại đồ uống của tôi cũng đơn giản.

Một anh bạn khác của tôi thì sẽ gọi chanh muối khi không uống cafe. Nếu là trà thì sẽ là Lipton bạc hà. Cafe thì cũng tuỳ tâm trạng. Còn nếu không thì sẽ là Gin & tonic.

Một nhóm bạn khác thì là nâu đá; và nếu đã uống cafe rồi như tôi thì cũng thường là lipton bạc hà. Hoặc là Heineken. Thường thì tôi cũng sẽ gọi đồ uống giống họ.

Bạn Linh thì hay uống trà gừng những hôm trời lạnh. Nâu đá. Lâu lắm không gặp mà vẫn nhớ.

Nhưng mà vui nhất là có bạn ko uống dc cafe. Đi với bạn này hay bị đặt nhầm ly. Cacao nóng lại được đặt trước mặt mình và nâu đá ở trước mặt bạn ấy. Cứ tưởng trường hợp của mình cũng hiếm, thế mà hôm nay trong câu chuyện của một cô bạn nhắc tới, hoá ra mình cũng không phải trường hợp đặc biệt.

Cô bạn mình cũng cafe với 1 đồng nghiệp nam. Ngạc nhiên là sau khi cô bạn mình gọi cafe sữa đá xong, anh chàng kia thậm chí chẳng cần nhìn menu gọi ngay một ly sữa. Mình với cô ấy đã thảo luận nguyên một buổi về những lý do anh ta lại uống sữa. Một cuộc thảo luận thú vị :)) và đó là lý do mình viết linh tinh như thế này !

Hồi đó đem chuyện đặt nhầm ly nói với Linh; Linh mới giải thích rằng: đấy là người ghi order và người đưa đồ là khác nhau, nếu không chuyên nghiệp thì họ cứ đặt đồ theo cảm tính và suy đoán cá nhân thay vì hỏi khách xem ly nào của ai. Nhiều lần mình cũng phải nén cười và giữ lịch sự cho đến khi họ quay đi thì mới đổi lại vị trí của chúng, nhưng sau đó sẽ có một câu chuyện hay để kể lại 😀

Chàng nào gọi sữa ( chắc là cũng hi hữu thôi) hoặc nước hoa quả, có lẽ là một anh chàng cẩn thận, tỉ mỉ, kỹ tính.

Nếu gọi beer – vào ban ngày: chắc là kẻ nghiện ngập :)) nếu vào buổi tối thì còn có thể chấp nhận được, một người thoải mái dễ chịu, năng động.

Nếu gọi nước ngọt thì sao nhỉ ? hơi trẻ con, nhạy cảm; tuy nhiên cũng là người nhiệt tình, nhanh nhẹn 😀 đều này cũng đúng với những chàng nào uống chocolate hoặc cacao :))

Nước lọc – đơn giản, dễ tính, cũng dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh. Anh chàng này có vẻ cũng không quá nhiều tham vọng.

Cafe đá: một là do thói quen; hai là đang cần sự tập trung; có vẻ lạnh lạnh và bất cần 😀

Cafe sữa: cái này chắc cũng do thói quen, với mình họ uống cafe là tất nhiên đến độ chẳng thể phán đoán được tính cách của các chàng uống cafe. Chỉ đoán, nếu anh thích mocha thì có vẻ hơi lãng mạn và ngọt ngào; nếu anh thích Latte thì dịu dàng và ấm áp, thích Cappuchino thì chắc cũng thơm ngậy, đậm đà, mãnh liệt và đem lại cảm giác dễ chịu y như 1 lý capuchino vậy; còn nếu thích Espresso thì khá lạnh lùng đây, để thưởng thức vị đắng ấy cũng không hề đơn giản…

Nếu chàng gọi trà, có lẽ là người chín chắn, hướng nội, cẩn trọng và tế nhị.

Nếu gọi đồ uống có cồn, như cocktail chẳng hạn – hẳn là rất manly rồi; hiện đại và có chút gì đó mạo hiểm.

Một anh chàng gọi kem có lẽ ưa những điều ngọt ngào :)) dịu dàng. Thích được chiều và hơi phụ thuộc.

Cũng chỉ là tôi đoán thế mà thôi 🙂

Written by DIDI

Tháng Sáu 18, 2008 at 11:28 sáng

Posted in Linh Tinh

Chuyện phiếm 1324 – Giày đỏ

leave a comment »

” Để em kể cho anh nghe câu chuyện về hạnh phúc,
vì hạnh phúc không phải là những thứ cứ bắt anh kiếm tìm và mong ngóng,
Không phải là câu chuyện ở phía Tây mặt trời,
cũng không phải là những giấc mơ không bao giờ lớn lên được thành hiện thực…
bởi vì hạnh phúc ở gần lắm, gần lắm thôi anh;
đơn giản như một buổi chiều muộn,
em thấy anh ở phía bên kia ngã 4,
mỉm cười bước về phía em… “

1 chiều thứ 3, tôi ngồi cafe ở lầu 2 và nhìn xuống ngã 4. Tôi thích ngồi chỗ này. Ngồi đây một mình và nhìn ngắm người qua lại trong một buổi chiều nắng nhẹ như hôm nay, quả thật rất tuyệt, trừ việc tôi đang ngồi đợi một người mà càng lúc càng tin là người đó sẽ ko đến.

Có lẽ phải kể qua về chỗ này, cái tên của nó rất gợi ” Cửa sổ mặt trời ” – La Fenetre Soleil – Tôi thích chỗ này bởi quá nhiều lý do mà không biết kể đến bao giờ mới hết. Có lẽ đầu tiên là vì ánh sáng ở đây, một ánh sáng rất đẹp, rất trong và ngồi mỗi góc lại có những cảm nhận khác nhau. Thật đặc biệt vì ở đây không cái ghế nào giống nhau, nhiều điểm nhấn, rất hài hoà mà lại không trùng lặp, vậy mà vẫn có một tiếng nói chung, thật sự điều này khiến tôi rất ấn tượng. Ở đây tôi có cảm giác như đang ở trong phòng khách của một căn nhà ấm cúng. và không thể đếm được bao nhiêu lần tôi ước nhà mình như thế này, như thế kia. Dường như LFS là nơi để mơ mộng…TÔi còn ước có ngày tôi dẫn ai đó thật sự quan trọng với tôi, tới đây, ngả lưng vào ghế và kể với người ta là em muốn ngôi nhà của chúng mình thế này, thế này….

Lơ đãng ném ánh nhìn xuống ngã tư đông đúc. Dường như ai cũng vội vàng. từng làn xe dừng, rồi lại đi ngay ngắn. Cái ngã tư này giao nhau giữa hai đường một chiều, nên phải nói là rất ngăn nắp. Mặc dù ko giống lắm nhưng nó vẫn làm tôi liên tưởng đến mấy ngã tư nhỏ nhỏ trên phố cổ ở HN. Giờ này hơn 1 năm trước, cũng hay ngồi nhìn xuống ngắm người ngắm xe như thế này. chỉ tâm trạng là khác.

Và tôi đang chờ đợi. kiên nhẫn và bình thản, như thể trong lòng không hề có sóng, như thể không hề chao đảo, không hề hoang mang. Mảng rèm lớn khẽ đung đưa bên khung cửa cũ kỹ đón ánh mặt trời. Tấm song sắt cửa sổ uốn lượn dưới chiếc bàn kính. Chiếc gường đơn phủ màn tím hờ hững. Dăm bông sen chen chúc trong chiếc nồi đồng. Bàn ghế ngơ ngác trong một không gian mấy chục mét vuông với thứ ánh sáng đậm mùi ciné. Khách khứa đi lại nhón chân, trò chuyện cũng thì thào…tôi đã quá quen với cảnh đó, ngồi bâng quơ ngó qua cửa sổ nhìn xuống ngã tư.

Tôi nhìn thấy một cô gái. Không xinh đẹp nổi bật. Riêng đôi chân cô khiến tôi chú ý. Cô đi một đôi giày màu đỏ. Đôi giày ấy phải nói là cực kỳ đơn giản, nhưng tôi rất ấn tượng Màu đỏ ấy không hề chói lọi nhưng nó hút lấy mắt tôi. Đôi giày đơn giản nhưng rất quyến rũ, thật vậy. Phải nhắc lại là, ngoài ra cô ấy ko có gì nổi bật lắm. Đeo kính, tóc ngắn, mặc một chiếc áo len mỏng và ôm, tay dài cổ chữ V, áo hơi dài quá hông. Quần jeans màu hơi tối, ôm, dài đến đầu gối. tay cầm điện thoại. KHông hiểu điều gì khiến tôi dán mắt vào từng bước chân của cô ấy. Cảm thấy cô gái này có chút gì đăc biệt chăng ? ít ra thì cô ấy…đi giày đỏ.

Cô ấy bước đến vỉa hè cạnh ngã tư. Chắc là đợi ai đó. Ai đó may mắn được cô ấy đứng chờ nhỉ…tôi rất tò mò, tôi nhấp một miếng Mocha và thử đoán xem, trong vô vàn người qua lại kia, ai là người cô ấy đang đợi ? Thật khó mà nói, tôi hay cô ấy, ai là người hồi hộp hơn. Tôi dò từng người trong số đó, đoán hẳn cô ấy phải đợi một anh chàng, tôi chơi trò chơi của tôi, thử phán đoán xem nào. Tôi nhìn chăm chăm vào cái ngã tư đó như bị thôi miên vậy.

Và hình như cô ấy cũng thế, dù tôi chỉ nhìn từ phía sau, tôi nghĩ tôi có thể đoán được mắt cô ấy đang dõi theo hướng nào. Không thể phủ nhận rằng, cô ta làm tôi quên mất tôi đang ngồi đợi trong vô vọng, cô ta làm buổi chiều ngày thứ 3 của tôi bừng sáng lên, bắt đầu từ đôi giày đỏ.

Trò chơi phán đoán kéo dài chừng 3 phút. Có một anh chàng đi chầm chậm qua ngã 4. Cô ấy dường như nhận ra, bước thêm một bước. Anh ta chạy xe thật chậm, và dừng lại. Họ gặp nhau. Cô ta chỉ về phía đằng trước, có lẽ là chỉ cho anh ta chỗ gửi xe. Anh ta quay đi, cô đứng đợi, lần này, cùng với 1 nụ cười.

Một lúc sau, dường như chưa gửi dc xe, anh ta quay lại chỗ đó. Cô lại chỉ về hướng khác. Lần này họ nói với nhau lâu hơn một chút, chỉ trỏ nhiều hơn một chút. Anh ta lại phóng đi. Đi ngược chiều.
Cô ta đợi. một nụ cười khác, rạng rỡ, hơi tinh quái nghịch ngợm. Phải nói là tôi chưa hết hồi hộp. dám cá là cô chờ anh ấy lâu thế nào thì tôi cũng cảm thấy tương tự như thế, tôi hồi hộp theo dõi câu chuyện vì lý do nào tôi không giải thích được. À quên, anh chàng kia cũng rất cool, tôi nghĩ mình cũng không hoài công khi theo dõi họ.

Cô ấy đứng bên đường, đôi chân không yên. Cái vẻ chờ đợi của cô này thật lạ. Lúc thì như hờ hững, lúc thì lại sốt sắng, có lúc tôi lại thấy bình thản, Đôi chân cô ấy bước qua bước lại, làm tôi liên tưởng đến bộ film ngộ nghĩnh ” happy feet” – biết đâu đó là khúc ca riêng của cô ấy :)) Tôi không rời mắt khỏi đôi chân ấy và chợt nghĩ đến cảnh tung tăng nhảy nhót không ngừng của cô bé đi đôi giày đỏ bị ma ám trong truyện của Andecxen.

Mắt cô ấy vẫn hướng về phía ngã tư. Anh ta đi ra từ bãi gửi xe cách đấy hơn 10m. Tôi tự hỏi, cảm giác như thế nào nếu như đang đứng chờ và người mình cần gặp đang ở phía đối diện của ngã tư ? sẽ như thế nào nếu bạn chờ người ta lần lượt băng qua ngã tư thứ nhất, rồi đứng đối diện ở phía bên kia đường chỉ cách có một làn xe,. Tôi thấy cô ấy mỉm cười khi nhìn anh qua làn xe đang chạy gấp gáp trước mặt. Tôi thấy trong mắt cô ấy cái điều tôi đi tìm bấy lâu. Và tôi cũng mơ hồ thấy rằng điều đó thật ngắn ngủi. Đôi chân cô ấy vẫn không đứng yên. Có lẽ cô cũng muốn băng qua đường để cùng anh đi tiếp .

Đèn đỏ. Anh qua đường. Tôi có dịp quan sát kỹ hơn. Áo trắng, quần jeans. tay cầm một hộp thuốc Dunhill màu trắng. Hai người cười nói và đi tiếp…

Tôi không hề biết đó là lần đầu tiên họ gặp nhau 🙂

Tôi mỉm cười một mình, không biết vì đôi giày đỏ, hay vì được chứng kiến giây phút hội ngộ, hay vì mình quá tò mò, quan sát người ta đến mức tỉ mì, hay vì tại sao có muôn vàn cuộc gặp tôi không quan sát, lại theo dõi hai người xa lạ này.

Một lát, tôi không khỏi sững sờ khi nghe tiếng giày lộc cộc bước vào quán. Không cần nhìn tôi cũng đoán là 2 người đó. Tôi quá rành những tiếng giày qua lại, hay thật ra như một logic, khi sự tình cờ đã đến 1 lần, nó dễ dàng đến lần thứ 2, thứ 3 nữa. Có thể nói rằng 2 người này có duyên với tôi chăng. Hay là tôi có duyên với 2 người họ.

Tôi thật chẳng muốn nhìn họ kỹ quá. Nhưng tôi đã nói rồi, đôi giày đỏ của cô ấy cứ hút lấy mắt tôi. Thú thật tôi cũng có đôi chút ghen tị nữa. Cô ta có đôi giày mà tôi không ngừng dõi theo được, cô ta có một cuộc hẹn mà người cô ta chờ đã tới, và rất vui – còn tôi, tôi vẫn phải chờ đợi, không biết phải thêm bao lâu nữa, hoặc người ta không tới. Tôi không biết nếu tôi chờ đủ lâu, điều tôi cần có tới không – nhưng dường như, chỉ chờ đợi mà không làm gì, thì thật tệ….

Tôi cố gắng dán mắt vào cuốn “những giấc mơ của Einstein” – cuốn sách mỏng dính mà tôi đọc mãi chưa hết. Cuốn sách tôi hay cầm theo đọc lúc phải đợi. Có lẽ tại tôi nghĩ linh tinh nhiều quá nên không tập trung nổi, không theo kịp những ngụ ngôn về thời gian của tác giả. Nhưng tôi tự nghĩ, thời gian là gì ? một phút là gì ? Là vô tận khi bạn đợi ai đó đang qua đường tới bên bạn, hay là ngắn ngủi vô cùng khi bạn nhìn thấy nụ cười ấy rạng rỡ.

Tôi cố giấu ánh nhìn của mình bằng một vẻ bình thản, thực ra tôi vẫn quan sát họ rất kỹ. Vì tôi cũng hay cafe 1 mình và kín đáo quan sát người khác, thậm chí đôi khi họ nói quá to, tôi còn dỏng tai lên nghe :)) . Cô gái ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành, thu chân lên ghế, hai tay bó gối, ngả đầu, thỉnh thoảng lại đổi tư thế, dường như rất thoải mái. Cô gái này có lẽ thích ngồi xoay về phía đối phương, giống tôi. Tôi và bạn tôi thường ngồi cạnh nhau khi cafe, nhưng thế nào thì sau đó tôi cũng xoay hẳn người lại đối diện với nó để tám chuyện.

Tôi cũng có dịp quan sát anh chàng kia, Anh ấy đốt một điếu thuốc khi họ nói chuyện, thỉnh thoảng cười, thỉnh thoảng nhướn mày, đôi lúc cười lớn, đôi lúc chăm chú lắm. Cũng đôi lúc họ cùng nhìn ngắm xung quanh quán, cô ấy say sưa chỉ về từng góc và bình luận rất tự hào.

Đáng lẽ tôi sẽ về, vì tôi biết mình ngồi chờ vô ích rồi. Nhưng tôi cũng chưa hết tò mò, tôi muốn biết họ ngồi với nhau bao lâu, tôi muốn biết họ tạm biệt nhau thế nào – có thể tôi không biết rõ được, nhưng như bạn theo dõi một câu chuyện, nếu như quá nửa đều rất thú vị, thì không lẽ gì bạn không muốn biết kết cục. Tôi cũng vậy, và tôi tự thưởng cho mình thêm một ly kem. Dường như tôi cũng quên cái mục đích lúc đầu của tôi, bị sự dịu ngọt của kem trà xanh ở đây làm cho lâng lâng. Họ uống Mocha và cam sữa. Cô ấy giống tôi, uống một ly Mocha.

Đầu tôi tưởng tượng mông lung. May quá tôi không trở thành vị khách vô duyên vì ngồi lỳ ở đấy cả mấy tiếng đồng hồ buổi chiều. Họ cuối cùng cũng rời khỏi đây. Tôi vẫn nán lại một chút, muốn nhìn từ trên cao này xem phần kết của câu chuyện ra sao. Lúc này trời đã tối, phố xá mang một màu khác, xe cộ vẫn nhộn nhịp. Họ còn đứng một lúc ở vỉa hè lúc trước, nói chuyện gì đó vui vẻ lắm trước khi cùng bước về bãi gửi xe. Tôi dõi theo đến khuất tầm mắt rồi đứng lên ra về.

Tôi hay dài dòng, mà có lẽ tôi kể chuyện cũng nhạt, nhưng hôm đó, tôi được chứng kiến một điều ngọt ngào lắm 😀

Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đi lướt qua nhau
Bước hững hờ đâu ngờ đang để mất

Một tâm hồn ta đã đợi từ lâu…

 

Written by DIDI

Tháng Hai 26, 2008 at 11:57 sáng

Posted in Linh Tinh